Ảnh Hưởng Đạo Phật Trong Đoạn Trường Tân Thanh
Tác giả: Dương Anh Sơn
Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin ấn hành
Giọng đọc: Hướng Dương
Bàn về triết lý của một tác phẩm văn học thường là chuyện khó. Nhất là khi tác phẩm đó thuộc loại truyện như truyện Kiều. Nuế như đó là những tiểu thuyết xã hội có chủ đề cuốn Psacrtre, hoặc cuốn Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu, thì công việc sẽ tương đối đỡ khó khăn hơn. Đúng thế, chỉ so sánh hai cuốn truyện thời dianh vào bậc nhất của văn học Việt Nam, cuốn kim Vân Kiều ruyện và cuốn Lục Vân Tiên, người ta đã thấy hai tác phẩm này rất khác nhau, đối với những ai muốn tìm hiểu triết lý của mỗi tác phẩm. Tuy hai tác phẩm cùng thuộc loại truyện, nhưng ngay nơi tiêu đề, nơi mấy dòng thơ đầu tiên của mỗi cuốn truyện, mỗi tác giả đã nẹu rõ nội dung và mục tiêu tác phẩm của mình.
Từ trước đến nay, rất nhiều người bàn luận truyện Kiều dưới mọi khía cạnh và dưới những cái nhìn khác nhau. Hoặc như Ngô Đức Kế, huỳnh Thúc Kháng… với cái nhìn khe khắt của luân lý. Hoặc như Nguyễn Tường Tam, Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long… đã không tiếc lời ca tụng truyện Kiều như là một quốc thư. Hoặc đã phá Kiều tho quan niệm duy vật như Nguyễn Bách Khoa. Hoặc gán ghép cho nguyễn Du tâm sự hoài Lê như Đào Duy Anh, Dương Quảng Hàm,… và ngày nay ảnh hưởng tu trào hiện sinh, người ta đã đi sâu về thân phận nàng Kiều như Trần Bích Lan, Lê Tuyên… Nói chung, bao nhiêu nhà phê bình, nghiên cứu là bấy nhiêu cái nhìn về truyện Kiều và Nguyễn Du. Tuy nhiên, dù muồn dù không, những nhà nghiên cứu và phê bình nghiêm chỉnh về Đoạn Trường Tân Thanh đều không thể phủ nhận vai trò của tư tưởng đạo phật ít nhiều ảnh hưởng trong đó. Mộpt cách rõ ràng hơn, chúng ta đã thấy một Trần Trọng Kim đã trình bày cả lý thuyết Phật học trong Truyện Kiều. Đồng thời, một số người khác cũng nêu ra những tính chất Phật giáo trong Đoạn Trường Tân Thanh như Đông hồ, Thanh Nhân, Lê Văn Hoè, Lê Xuân Mỹ. Dầu vậy, chúng ta vẫn chỉ thấy một lối nhìn tư tưởng đạo phật, theo quan điểm thông thường, quen thuộc về luân hồi, nghiệp báo, nhân quả…