Chiêu hồn thập loại chúng sinh
Tác giả: Nguyễn Du
Nhà xuất bản Văn Học ấn hành năm 1996
Giọng đọc: Thu Hồng
Văn tế thập loại chúng sinh còn được gọi là Văn chiêu hồn hay Văn tế chiêu hồn là một bài văn tế bằng chữ Nôm soạn vào đầu thế kỷ 19. Tác phẩm được coi là một sáng tác xuất sắc của thi hào Nguyễn Du.
Văn tế thập loại chúng sinh là một bài văn khấn tế, đề cập đến xã hội hồn ma một cách thảm thương nhất. Đó là hình ảnh lộn trái của xã hội trần thế, song khác biệt cơ bản ở chỗ không có đối lập giàu nghèo, sang hèn. Chúng sinh ai cũng như ai cùng chịu cảnh đọa đày, oan khuất và cô đơn nên nhà thơ xót thương tất cả…
Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Theo Đặng Thị Hảo, có thể chia bài văn thành bốn phần
Phần một (20 câu): tả cảnh một chiều thu tháng Bảy mưa dầm buồn bã, khiến nhà thơ chạnh lòng thương đến các chúng sinh đang lạnh lẽo, bơ vơ nơi cõi âm mà lập đàn cầu siêu…
Phần hai (116 câu): nêu rõ tên và nguyên nhân thiệt mạng của mười loại cô hồn.
Phần ba (20 câu): miêu tả cảnh sống thê lương thảm thiết của các cô hồn.
Phần cuối (28 câu): lời thỉnh cầu phép Phật nhiệm mầu giúp cho họ được giải thoát. Cuối cùng là lời mời các cô hồn tới nhận phần lễ cúng để lên đàng thăng thiên…